Nhà tù Phú Quốc - địa ngục trần gian

Phú Quốc nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển nước xanh trong veo nhìn tận đáy, những bãi cát trắng dài bất tận, những hòn đảo xanh đầy thơ mộng hay những điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử giá trị, trong đó không thể không kể đến nhà tù Phú Quốc, được biết đến là địa ngục chốn trần gian, nơi các chiến sĩ cộng sản bị chế độ thực dân giam cầm và tra tấn dã man.

Nhà tù Phú Quốc còn có tên gọi là Nhà lao Cây dừa, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1967, nhằm giam cầm những người yêu nước, những nhà chính trị Việt Nam. Với diện tích khoảng 400 héc ta, là nhà tù lớn nhất miền Nam giam giữ hơn 32.000 tù binh. Nhà tù có tất cả 14 khu, mỗi khu lại được chia thành khoảng 4 phân khu, riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan trong chiến tranh Đông Dương. Đây là một trong những di tích lịch sử được phục dựng lại để tái hiện lại lịch sử khu trại giam tù binh cộng sản tại Phú Quốc, ghi lại tội ác của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa.

Nhà tù Phú Quốc được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia bởi Bộ Văn hóa vào năm 1995. Di tích nhà tù Phú Quốc được phục dựng để tái hiện lại lịch sử khu trại giam tù binh cộng sản tại Phú Quốc – minh chứng sống động nhất về tội ác của đế quốc thực dân. Bên cạnh đó, còn có khu nghĩa trang liệt sĩ - nơi yên nghỉ của các chiến sĩ cộng sản đã anh dũng hy sinh trước sự tra tấn vô cùng dã man và thảm khốc. Ngoài ra, du khách có thể nhìn thấy tượng đài hình nắm tay, với ý nghĩa thể hiện cho sự quyết tâm, tinh thần vùng lên đấu tranh của những tù binh Phú Quốc với tinh thần và ý chí kiên cường, bất khuất.

Khi đến đây, du khách có thể nhìn thấy những chuồng cọp, hàng rào gai nhọn bao quanh, tại nơi đây bọn thực dân đã thực hiện những hình thức tra tấn vô cùng dã man nhằm giam cầm ý chí cách mạng của các chiến sĩ và các nhà cách mạng yêu nước. Bên trong nhà tù, là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh của nhà tù, đặc biệt có phòng chiếu phim tài liệu tái hiện lại sự đấu tranh anh dũng, ý chí kiên cường, và ghi lại cả quá trình vượt ngục của những tù binh cộng sản.

Nhà tù Phú Quốc không chỉ là dấu tích ghi lại những tội ác man rợ, kinh hoàng không khác gì chốn địa ngục mà còn là nơi minh chứng sống động cho sự hy sinh cao cả, ý chí kiên cường bất khuất vùng lên đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản trước sự đàn áp của bọn xâm lược. Đến đây du khách như sống lại một thời chiến tranh đẫm máu, chứng kiến sự tàn bạo mà chúng đã gây ra cho nhân dân ta, khó ai có thể kiềm được lòng mình khi nhìn thấy những cảnh tượng tra tấn dã man trước những hình tượng rất thực như vậy.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam, các tù binh phải hứng chịu những hình phạt tra tấn hết sức dã man đến nỗi chỉ cần nghe tên thì du khách có thể cảm nhận độ man rợ của nó đến nhường nào. Một số hình phạt có thể kể đến như: chôn sống, thiêu sống, đóng đinh vào các bộ phận cơ thể, ném vào chảo nước sôi, thả vào chuồng cọp, đục răng, đốt dây kẽm gai cháy đỏ đam vào da thịt, ăn cơm nhạt khiến tù nhân sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị mù hẳn, lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi xổm rồi gõ vào thùng làm cho tù nhân bị đau đầu, bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không khí... và hàng trăm hình thức tra tấn vô cùng dã man khác mà các tù binh phải trải qua trong đau đớn nghiệt ngã.

Trong thời gian tồn tại gần 6 năm (từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1973), đã có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.

Có thể nói rằng nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử minh chứng rõ ràng cho công cuộc đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, cũng là minh chứng sống động cho tội ác kinh hoàng của bọn thực dân.

Vì vậy đến đảo Ngọc đừng quên ghé thăm nhà tù Phú Quốc, bởi lẽ nơi đây sẽ khiến bạn hiểu hơn về những gì mà các anh hùng chiến sĩ đã trải qua, thế mới thấy được thật sự không dễ dàng gì để có được hòa bình như ngày hôm nay. Tất cả đều phải đánh đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt và cả mạng sống, để bạn thêm trân quý hơn cuộc sống mà mình đang có.

Công ty thành viên :

DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH