Nhạc võ Tây Sơn – Biểu tượng văn hóa Bình Định

Bình Định là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ với trung tâm là thành phố cảng Quy Nhơn. Cách Hà Nội 1.070km, cách Đà Nẵng 323km và cách Tp. Hồ Chí Minh 652km. Trước thế kỷ XVII, đây vốn là vùng đất của Vương quốc cổ Chăm Pa, sau nhiều biến đổi của dòng chảy lịch sử, ngày nay Chăm Pa là 1 trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Nhưng những dấu ấn về một triều đại vẫn còn đó, điển hình nhất là những tòa tháp cổ kính, văn hóa phong tục tập quán vẫn được người Chăm gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau.

Bình Định ngày nay không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, các kiến trúc đền chùa, tháp cổ kính uy nghiêm, ẩm thực đa dạng phong phú rất riêng. Mà nơi đây còn môn võ cổ truyền độc nhất vô nhị và đã trở thành biểu tượng văn hóa Bình Định.

Tây Sơn là quê hương của ba anh em nhà Nguyễn Nhạc và là tên gọi của một triều đại quân chủ, ra đời trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung Hưng (1533 – 1779). Triều đại Tây Sơn tồn tại từ năm 1778 – 1802, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cầm quyền. Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, quân Tây Sơn đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc, 3 sự kiện nổi bậc nhất là: mở rộng lãnh thổ sau nhiều năm bị chia cắt, bằng chiến lược quân sự tài giỏi và thần tốc 2 lần đánh bại sự xâm lược của quân Xiêm La và quân Thanh. Đến năm 1972, vua Quang Trung đột ngột qua đời, người kế vị là Quang Toản mới 9 tuổi nên nhà Tây Sơn thiếu người lãnh đạo chủ lực và nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh) lên thay thế (1802 – 1945).


Hiện nay, Tây Sơn là một huyện thuộc tỉnh Bình Định, nơi đây có 2 điểm du lịch nổi tiếng là Bảo tàng Quang Trung và khu du lịch sinh thái Hầm Hô. Ngoài ra, Tây Sơn còn gắn liền với môn võ cổ truyền của Bình Định là nhạc võ Tây Sơn. Đối với du khách lần đầu đến Bình Định đều phải một lần dừng chân tại Bảo tàng Quang Trung, không chỉ tìm hiểu về lịch sử triều đại Tây Sơn và người anh hùng áo vải -  vua Quang Trung, mà còn thưởng thức nghệ thuật nhạc võ Tây Sơn đặc sắc.

Nhạc võ Tây Sơn xuất phát phong trào nhân dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, đây là loại nhạc võ nhằm kích thích sĩ khí cho quân trong luyện tập và chiến đấu. Tương truyền rằng, khi xưa nhờ tiếng trống trận hào hùng trong nhạc võ đã góp phần tạo nên cuộc hành quân thần tốc trong 2 cuộc chiến oanh liệt đánh đuổi quan xâm lược ngoại bang.

Nhạc cụ chính gồm 12 bộ trống tượng trưng cho 12 con giáp được sắp thành hàng ngang từ lớn đến bé kết hợp với kèn, chiêng, mõ,… khi đánh trống nghệ nhân dùng cả 2 tay và đánh cả 4 mặt của trống. Một bài trống phải đủ 3 hồi ( Xuất quân – Xung trận hãm thành – Ca khúc khải hoàn). Tiếng trống có thể tạo cho người nghe nhiều cảm giác khác nhau: khi thì như mưa rào thác đỗ, khi dồn dập áp bức, hoặc hào hùng phấn chấn, … Đặc biệt, nghệ nhân vừa đánh trống vừa di chuyển xung quanh trống chứ không ngồi yên (theo quan điểm người xưa họ xem trống như là đối thủ, nên khi đánh nghệ nhân phải di chuyển công, thủ linh hoạt kết hợp tứ pháp: thân, thủ, bộ và nhãn pháp).


Ngày nay, khi được nhiều nghệ nhân sáng tạo và bồi đắp nhạc võ Tây Sơn không chỉ là bản hùng ca bất diệt về một triều đại vàng son trong lịch sử, mà còn là biểu tượng của văn hóa Bình Định bởi tính hào sảng, khí khái tinh thần người thượng võ cùng với sự mộc mạc, gần gũi của những người nông dân. Hơn thế nữa môn võ nhạc này không chỉ dành cho nam, mà nhiều thế hệ nữ nghệ nhân cũng đã tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị vốn có, để mỗi du khách gần xa đều biết đến loại hình nghệ thuật độc đáo này khi đến Bình Định.

“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”

Công ty thành viên :

DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH